Nguyễn Công Minh
Đã hơn 9h tối.
Sau mấy tiếng đồng hồ ngồi sau bàn học dưới ánh
sáng tù mù của ngọn đèn dầu. Đánh vật với đống bài vở và cái
nóng ngột ngạt bởi đống đay phơi được nắng bốc lên từ góc nhà. Đám khách
không mời mà đến cứ vo ve nơi lỗ tai và lao vào tiêm chích điên cuồng
y như bọn nghiệm hút thời nay vậy. Tôi lững thững tản bộ theo con
đường lát gạch nghiêng trong xóm. Đêm cuối tháng không trăng nhưng sao
thì nhiều vô kể, cứ thi nhau nhấp nháy như khêu gợi. Những cơn gió
ngoài đồng từ mạn Lôi Châu, An Phú, An Trụ thổi về mát rượi pha trộn
mùi ngai ngái, thum thủm của nước ao tù đang được ngâm đay. Ao ở đây
nhiều vô kể, nhà nào cũng có một cái ao. Có lẽ đây là đặc thù của
vùng quê chiêm trũng rất hay bị ngập lụt này. Nhà dân ở nơi đây, giầu
thì có nhà xây sân gạch, nghèo thì nhà tranh vách đất nhưng ngôi nhà
nào cũng phải có nền cao từ 1 mét đổ lên. Người dân đã phải đào ao
lấy đất làm nhà. Đây có lẽ là chứng tích của những cái ao nhân tạo
san sát đang hiện hữu.
Ngoài 2 vụ lúa chủ đạo, người dân nơi đây còn trồng
xen canh: hành, tỏi, ngô, khoai lang và các loại rau mùa đông. Mấy năm
gần đây còn có thêm cả nghề trồng đay xuất khẩu nữa. Bởi thế trong
thời bao cấp khó khăn là vậy mà nhà nào cũng vẫn được no đủ.
Tới mùa thu hoạch đay làng như mở hội. Nhà nhà chặt và chế biến đay. Người người náo nức tham gia thu hoạch đay. Nhà ai có chồng con làm công chức nhà nước thì hoặc xin nghỉ phép, hoặc tranh thủ ngày thứ bảy chủ nhật về giúp đỡ gia đình. Chúng tôi những sinh viên ở trọ trong nhà dân tất nhiên không là ngoại lệ. Cũng phải giúp gia chủ tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người. Thu hoạch đay là một công việc cực nhọc. Từ tinh mơ người dân đã phải ra đồng chặt đay để tránh cái nắng thiêu đốt ban ngày. Đay chặt xuống dài trên 2m được phạt lá, bó thành từng bó rồi đưa lên xe ba gác hay gánh trên vai mang về nhà. Xe ba gác thì ít, việc vận chuyển chủ yếu bằng sức người. Dân họ quen, cứ mỗi người 2 bó, dùng đòn tre xiên ngang phần gốc đay rồi gánh trên vai. Phía ngọn được buộc lại và bị kéo lôi trên đường tạo lên những vệt ngoằn nghoèo như như rắn bò rất vui mắt. Còn chúng tôi những người "trói gà không chặt", thì chỉ hoặc là bám càng xe ba gác hay vác trên vai một bó đay nhỏ xíu mà đã nhìn thấu ông bà ông vải rồi.
Tới mùa thu hoạch đay làng như mở hội. Nhà nhà chặt và chế biến đay. Người người náo nức tham gia thu hoạch đay. Nhà ai có chồng con làm công chức nhà nước thì hoặc xin nghỉ phép, hoặc tranh thủ ngày thứ bảy chủ nhật về giúp đỡ gia đình. Chúng tôi những sinh viên ở trọ trong nhà dân tất nhiên không là ngoại lệ. Cũng phải giúp gia chủ tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người. Thu hoạch đay là một công việc cực nhọc. Từ tinh mơ người dân đã phải ra đồng chặt đay để tránh cái nắng thiêu đốt ban ngày. Đay chặt xuống dài trên 2m được phạt lá, bó thành từng bó rồi đưa lên xe ba gác hay gánh trên vai mang về nhà. Xe ba gác thì ít, việc vận chuyển chủ yếu bằng sức người. Dân họ quen, cứ mỗi người 2 bó, dùng đòn tre xiên ngang phần gốc đay rồi gánh trên vai. Phía ngọn được buộc lại và bị kéo lôi trên đường tạo lên những vệt ngoằn nghoèo như như rắn bò rất vui mắt. Còn chúng tôi những người "trói gà không chặt", thì chỉ hoặc là bám càng xe ba gác hay vác trên vai một bó đay nhỏ xíu mà đã nhìn thấu ông bà ông vải rồi.
Công việc chế biến đay cũng vất vả vô cùng. Nhà nào
cũng chọn những nơi thoáng mát dưới các tán cây cho công việc này.
Chế biến đay có 2 cách: đay sau khi được bóc khỏi thân phải cạo sạch
vỏ rồi đem phơi khoảng 3-4 nắng là được. Cách thứ 2 thì nhàn hơn: vỏ
đay sau khi được bóc ra chỉ việc bó lại thành bó rồi đưa xuống ao
ngâm. Khi thịt đay đã thối rữa,người ta giũ để lấy phần tơ đay trắng
như cước đem phơi khô là có thể đưa đi cân được. Nước ao vốn dĩ trong
vắt do tù đọng và bèo tây ăn hết màu tưởng chừng như sạch sẽ lắm,
nhưng cứ để ý một chút thì thấy xung quanh ao toàn hố xí, chuồng
trâu bò, chuồng gia súc thì ai mà biết được thứ nước ấy nguy hiểm
đến mức nào. Ấy thế mà bây giờ vào mùa ngâm đay nước các ao còn bị
chuyển màu đen như mực và bốc mùi hôi thối khiến các loại cá trắng
trong ao đều dần dần theo nhau chết ngạt.
Xin lỗi các bạn nhé. Tôi hơi lan man rồi, nhưng thiết
nghĩ cũng nhân dịp được nói lên nỗi khổ cúa chúng tôi những người
sinh viên thời sơ tán.
Đến gần một bờ ao nọ thấy có đèn sáng, thấp
thoáng nhiều bóng người. Chỉ nghe qua cũng nhận ra giọng mấy thằng
bạn nhà bên. Họ đều là dân Hà Nội và Thành nam chính hiệu.
- Các cậu làm gì vậy?
- Cứ nhìn xem rồi khắc biết. Thằng H đáp lời tôi.
- Cậu có thích tham gia thì xắn tay cùng làm với
bọn tớ. Thằng V gạ gẫm.
- Nếu ăn được thì kha-ra-sô ngay. Đang đói đây.
- Không những ăn được mà ăn vào còn chữa được bệnh
"cam quýt, bụng ỏng đít beo của ông nữa đấy". Thằng B cầm
đèn đứng bên giải thích thêm.
- À, mình hiểu rồi! Nói tới đây mọi người chắc
cũng đã đoán ra được món ăn mà bọn tôi đang chuẩn bị là gì rồi
nhỉ?
"Chả cóc" đấy mọi người. Thú thực tôi là
một thằng nhà quê chính hiệu, thế mà cũng không thể nghĩ ra nổi cái
"phát minh vĩ đại" mà các bạn người thành phố này đang bày
ra, cho dù đã đôi lần được mẹ cho ăn món này để chữa bệnh lúc còn
nhỏ.
Vùng quê nào mà chả có cóc phải không mọi người?
Nhưng ta chỉ bắt gặp cóc nhảy ra khỏi hang lúc chiều tối để đi kiếm
mồi hay những khi trời mưa to, mà cũng chẳng nhiều nhặn gì. Chứ cóc
ở xứ này lại nhiều vô kể. Về mùa lũ, nước dâng cao ngập bãi bên
triền sông tới 20-30m. Các sinh vật cư trú nơi này đều phải dạt vào
bờ đê. Nào chuột, nào rắn, nào cóc nhái ...
Lại nói, mùa lũ về bờ đê bên sông nơi đây bỗng nhộn
nhịp hẳn lên. Trên các điếm canh luôn có lực lượng dân quân túc trực
để theo dõi mực mước sông. Các nhà dân trong làng cũng mang bớt đồ
đạc, trâu bò, lợn gà... dựng lều bạt cát cứ mỗi nhà một khúc để
phòng bất trắc. Tiếng trống, tiếng loa, tiếng người náo động suốt
ngày đêm. Lại có cả hàng quán mọc lên nữa chứ.
Các bạn tôi đã không bỏ qua mớ thực phẩm quý giá
đó là những chú cóc vàng ruộm và rất béo bởi chúng sẵn mồi ăn và
toàn những thứ sạch sẽ chứ không gầy gò đen đúa như cóc ở những
vùng quê khác. Để tránh sự nhòm ngó của dân, nhóm người chúng tôi
mang theo bao tải, đèn pin, xuất hành khi trời đã nhá nhem tối. Chỉ
mấy chục phút đã hốt được cả chục ký cóc mang về.
Ngày trước được nghe người lớn quê tôi kể rằng, chả
cóc hay thịt cóc băm viên nấu cháo là món ăn bổ dưỡng cho những trẻ
còi cọc,chậm lớn, bụng ỏng đít mòn... nhưng người ta chỉ biềt dùng
2 chân sau của cóc thôi. Cóc bị cắt 2 chân sau được thả ra rất nhiều
con vẫn sống và mang thương tật suốt quãng đời còn lại.
Các bạn Hà thành của tôi có cách chế biến riêng
của họ.
Tôi hỏi mình có thể làm được gì.
- Cứ ngồi xuống đây tao dạy.
V nói như ra lệnh. Nói đoạn nó lôi từ trong bao ra
một chú cóc bự. Chú cóc dãy dụa trên tay, nó dùng con dao rạch một
đường từ đầu chú cóc dọc theo sống lưng. Bằng một thao tác thuần
thục nó kéo "soạt" một cái con cóc đã bị lột toàn bộ da,
lộ ra mớ thịt trắng hồng cùng các sợi gân trắng đan xen. Mọi người
biết không: V rất to cao đẹp trai nhưng tay trái bị dị tật bẩm sinh từ
nhỏ thế mà nó thao tác cứ thoăn thoắt. Tôi nhìn nó làm cứ như bị
thôi miên vậy. Nó tiếp tục mổ cóc vứt bỏ đi phần ruột, gan, trứng.
- Cái này thì phải giữ lại.
Vừa nói nó vừa bứt ra từ bụng cóc 2 chùm màu vàng
có hình giống như chùm hoa của những cây rau dừa vẫn nổi tên mặt
nước ao tù.
- Mỡ đấy, quý lắm đó.
V nói. Nhìn sang 2 cái tô bên cạnh thấy đã được khá
nhiều. Tôi ước tính cứ chừng 50 con cóc là phải được cả bát ăn cơm
thứ mỡ này chứ chẳng chơi. Mỡ cóc rất đặc biệt là khi cho vào chảo
rán sẽ ra toàn mỡ mà phần tóp thì gần như không có.
Cóc sau khi mổ được cắt bỏ đầu, 4 bàn chân. Chỉ một
thoáng mấy chục chú cóc đã được làm sạch sẽ. Chừng nửa chậu thịt
ngon lành đã sẵn sàng. Chúng tôi mang về sân giếng nhà rửa và đưa lên
thớt băm nhuyễn. Nêm hành, ớt, tỏi, nước nắm... Chưa rán mà đã thấy
bốc mùi quyến rũ rồi. Trong bếp B, H, N đã nổi lửa rán mỡ. Rổ lá
lốt đã được rửa sạch để sát bên. Cứ như có sự bài trí ngẫu nhiên
vậy, cóc đã nhiều thì lá lốt cũng như rừng. Chúng mọc hoang dã và
có thể hái được từ bất kì đâu. Thịt cóc được viên tròn cuốn lá
lốt rồi cho vào chảo mỡ đang sôi. Chỉ vài phút thôi đã chuyển màu
vàng ruộm và thơm nhức mũi, khiến chúng tôi không thể cầm lòng. Thế
là vừa rán chúng tôi vừa thưởng thức tại chỗ. Miếng chả nóng giòn
tan ngọt ngào nơi đầu lưỡi. Ngon đến kỳ lạ! Một phần cũng do cơn đói
đang hành hạ. Cái bánh mỳ lắp chuông luộc cùng bát canh suông rau
muống của bữa ăn chiều chắc đã di chuyển khỏi bao tử từ lâu rồi. Anh
chủ nhà đã đi ngủ thấy chúng tôi ồn ào vui vẻ cũng thức giấc đi ra
hỏi:
- Chúng mày có món gì mà thơm thế?
Thằng H gắp mấy miếng chả nóng hổi lên mời anh thay
câu trả lời. Anh vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon và hỏi nguyên liệu cùng
cách làm. B nhanh nhảu giải thích. Anh chủ phấn chấn vô cùng:
- Bái phục! Thế mà ở đây chẳng ai nghĩ tới cá.
Ngày mai tớ sẽ phổ biến để mọi người cùng làm thử.
Chưa dứt câu thì anh đã vội đính chính:
- À mà thôi. Hãy bí mật cái đã, chứ ai cũng biết
thì còn kiếm đâu ra cóc nữa. Phải không các cậu?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét