Ngô Anh Thơ
Khóa Nga văn năm 1967 - 1970 (tức N67) chúng tôi chỉ học có 3 năm vì thời bấy giờ đang là chiến tranh chống Mỹ cần gấp cán bộ ra phục vụ thời cuộc mà chúng tôi cho rằng gian khổ nhưng đầy vinh quang, kể cả ra chiến trường hay phục vụ ở hậu phương. Phần lớn chúng tôi ra trường làm phiên dịch phục vụ cho những công trình thủy điện Thác Bà hay Hòa Bình. Số còn lại về dạy các trường đại học.
Khóa N67 được trường Đại học Ngoại ngữ giữ lại 5 người làm cán bộ giảng dạy: Trân, Thơ, Đường, Tiếp và anh Liểu. Vì N66 và N67 học có 3 năm nên nhà trường tổ chức ngay một lớp học hoàn chỉnh đại học cho N66 gồm anh Phi Hùng, Tạ Hùng, chị Á, anh Việt, anh Vượng, Kim Ninh, Liệm... và 5 đứa bọn tôi N67. Chúng tôi còn được đi dự giờ và dạy một số tiết cho lớp chuyên tu học tiếng Nga chuẩn bị đi làm Nghiên cứu sinh ở Liên xô nữa.
Giờ học sư phạm đầu tiên của tôi là đi dự giờ ở trường Mỏ - Địa chất, chỉ dự giờ thuần túy chứ chưa được dạy thử. Cho đến khi ở lại trường đi dạy một số tiết cho lớp chuyên tu tôi mới chính thức bước lên bục giảng với tư cách là một cán bộ giảng dạy. Thầy Thọ, chồng cô Kim Oanh, chính là người thầy dạy phương pháp sư phạm đầu tiên cho tôi. Bài học đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt cả đời làm cô giáo là thầy Thọ bảo khi lên lớp chẳng may quần áo có vấn đề cần chỉnh sửa thì hãy nhớ xuống cuối lớp kín đáo làm việc ấy. Chắc thầy còn dạy nhiều điều hay lắm, nhưng đến giờ tôi chỉ nhớ duy nhất có điều đó và thấy chẳng có gì đúng hơn. Trong cả một đời đi dạy học, ai chẳng có lúc sơ xuất trong cách ăn mặc, và cách tốt nhất là lẳng lặng xuống cuối lớp chỉnh lại cho ngay ngắn.
Mọi sự ở lại trường như thế là yên ổn. Hàng ngày vẫn đi học lớp hoàn chỉnh đại học, dự giờ, lên lớp chuyên tu, ăn cơm nhà ăn, ngủ ký túc xá tập thể. Tôi thấy mình quá may mắn so với bạn bè cùng khóa bởi khi tốt nghiệp đại học xong mọi người đều phải về nhà chờ đợi công tác. Nhớ có lần Hồng Liên trong lúc chờ đợi ở Hà Tĩnh sốt ruột quá, viết thư ra luôn kêu ca phàn nàn nào là được học Tiếng Nga – tiếng của Lê Nin này kia, nào là được trao chiếc chìa khóa vàng mở ra kho tàng khoa học thế giới này nọ mà giờ để gỉ hoen gỉ hoét thế này à. Đúng là Tru-đờ-nai-a Xut-chờ-ba (số phận đen đủi)!!!
Những tưởng mình may mắn hơn mọi người là thế, nhưng ai học được chữ ngờ. Trường giữ lại 5 người nhưng Bộ Đại học chỉ cho 3 chỉ tiêu. Phải loại ra 2 người, nhà trường chắc cũng phải đắn đo cân nhắc lắm. Thầy Dung, hiệu trưởng, gặp riêng tôi bảo các em thông cảm, trường muốn giữ cả 5 em nhưng chỉ có 3 chỉ tiêu. Bên Bộ Ngoại giao xin 2 chỉ tiêu nhưng họ đòi hỏi cao lắm. “Vâng, em hiểu ạ”. Tôi nghĩ vậy và cay đắng cho cái chiều cao khiêm tốn của mình. “Nếu không, còn lâu mới đến lượt người khác nhé!”. “Thế em có nguyện vọng gì không?” - Thầy Dung tỏ vẻ thông cảm hỏi an ủi, chắc thấy vẻ mặt tôi quá thất vọng. “ Em xin thầy cho em sang trường Tổng hợp để em hoàn thành nốt khóa học hoàn chỉnh đại học ạ”. Tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác. “Em yên tâm. Thầy sẽ bảo Phòng Tổ chức “.
Coi như thế là xong, đinh ninh về Trường Tổng hợp như là điều tất nhiên và thật quá bất ngờ khi nhận quyết định về Đại học Xây dựng. Thực ra với tôi trường nào mà chẳng thế, đều đi dạy tiếng Nga không chuyên thì có khác gì nhau, nhưng được hoàn chỉnh đại học sớm cũng là nguyện vọng rất chính đáng mà tôi thiết tha mong muốn. Ngoài ra, dưới con mắt của tôi, Trường Đại học Tổng hợp là trường danh giá nhất thời bấy giờ. Ngày học phổ thông tôi từng ao ước là sinh viên Tổng hợp nhưng lại được xếp vào Đại học Ngoại ngữ. Giờ được về Đại học Tổng hợp cũng thấy có an ủi đôi chút thay vì không được ở lại trường ĐHNN. Vì thế cầm quyết định về Đại học Xây dựng tôi không khỏi ngỡ ngàng tủi thân. Trước đó tôi biết Tổ chức phân cho Oanh về Xây dựng, vậy mà giờ đây Oanh lại có quyết định về Đại học Tổng hợp. Chẳng hiểu sức mạnh ở đâu ra, tôi mang quyết định trả lại Phòng Tổ chức, kiên quyết đòi về Tổng hợp như thầy Dung đã hứa. Biết là làm khó cho Tổ chức rồi nhưng tôi mặc kệ.
Cuối cùng, chắc do sự can thiệp của thầy hiệu trưởng, tôi có quyết định về Trường Đại học Tổng hợp với một chút ái ngại cho Oanh. Sau này, trong một lần đến họp với Khoa Tiếng Nước Ngoài Trường Đại học Tổng hợp, chú Tính ở Bộ Đại học gặp tôi bảo “Thì ra cháu là người làm khó Tổ chức ĐHNN đây ư? Hồi ấy chú phải lấy cả hai bộ hồ sơ của cháu và Oanh đưa cho trường Tổng hợp chọn và họ chọn cháu đấy” Thì ra là vậy. Tôi đâu có quen biết ai ở Đại học Tổng hợp, chắc do kết quả học tập có phần nhỉnh hơn Oanh chăng.
Tuy vậy, sau này gặp lại Oanh, tôi luôn cảm thấy là người mắc lỗi. Chắc Oanh ghét tôi lắm. Oanh về Xây dựng, sau lại chuyển về Y Thái Bình, cuộc sống bình lặng hay sóng gió, tôi cũng không thật rõ, chỉ luôn thấy như có lỗi với Oanh. Chỉ vì cái tính thẳng băng luôn đòi hỏi công lý trong mọi chuyện nên mới thành ra thế. Như thế chưa chắc đã là tốt. Phải chi chịu chấp nhận một chút có thể còn hay hơn bây giờ ấy chứ. Đời, ai mà biết sẽ xoay chuyển thế nào. May – Không may – Không may – May luôn song hành cùng nhau. Cái tôi tưởng may lại hóa không may. Cái tưởng không may lại hóa may, như kiểu “Tái Ông mất ngựa” ấy. Biết đâu ngày đó tôi về Đại học Xây dựng có khi lại hay hơn về Đại học Tổng hợp không biết chừng. Tỷ dụ như cái việc về Đại học Tổng hợp đâu có yên ổn, xuôi chèo mát mái. Đầu tiên là Khoa Tiếng Nước Ngoài bị xóa sổ khi người ta phá tan Trường Đại học Tổng hợp để lập ra cái gọi là Đại học Quốc gia, người về Đại học Sư phạm Ngoại ngữ nay là Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kẻ về Đại Học Ngoại ngữ nay là Đại học Hà Nội, còn lại về hai Bộ môn Ngoại ngữ của Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Thế đã yên đâu, vẫn sinh viên ấy, vẫn công việc ấy, ở nguyên một chỗ ấy, tôi còn đâu là giảng viên Trường Đại họcTổng hợp hay Khoa học Tự nhiên, giờ chỉ là hợp đồng ngắn hạn cho Khoa Anh, Đại học Ngoại ngữ Hà nội và sinh viên thì hết Đại học tự nhiên lại đến Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Còn đâu Đại học Tổng hợp một thời hoàng kim nữa, còn đâu Khoa Tiếng Nước Ngoài thân yêu nữa. Hết trơ hết trọi, chẳng còn nơi để mà nhớ mà thương mà quay về.
Cả Oanh cũng thế Oanh ơi, Tổng hợp, Xây dựng hay Y Thái Bình đều có nghĩa gì đâu, chỉ là một vòng đời quanh quẩn mà ta hiển hiện để chịu đựng trong cái cõi tạm này. Dẫu chẳng thấy mình sai nhưng vẫn thấy có một cái gì đó không yên trong sâu thẳm con tim. Vậy cho tôi nói một lời xin lỗi muộn màng tới Oanh, Oanh nhé.
Giờ học sư phạm đầu tiên của tôi là đi dự giờ ở trường Mỏ - Địa chất, chỉ dự giờ thuần túy chứ chưa được dạy thử. Cho đến khi ở lại trường đi dạy một số tiết cho lớp chuyên tu tôi mới chính thức bước lên bục giảng với tư cách là một cán bộ giảng dạy. Thầy Thọ, chồng cô Kim Oanh, chính là người thầy dạy phương pháp sư phạm đầu tiên cho tôi. Bài học đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt cả đời làm cô giáo là thầy Thọ bảo khi lên lớp chẳng may quần áo có vấn đề cần chỉnh sửa thì hãy nhớ xuống cuối lớp kín đáo làm việc ấy. Chắc thầy còn dạy nhiều điều hay lắm, nhưng đến giờ tôi chỉ nhớ duy nhất có điều đó và thấy chẳng có gì đúng hơn. Trong cả một đời đi dạy học, ai chẳng có lúc sơ xuất trong cách ăn mặc, và cách tốt nhất là lẳng lặng xuống cuối lớp chỉnh lại cho ngay ngắn.
Mọi sự ở lại trường như thế là yên ổn. Hàng ngày vẫn đi học lớp hoàn chỉnh đại học, dự giờ, lên lớp chuyên tu, ăn cơm nhà ăn, ngủ ký túc xá tập thể. Tôi thấy mình quá may mắn so với bạn bè cùng khóa bởi khi tốt nghiệp đại học xong mọi người đều phải về nhà chờ đợi công tác. Nhớ có lần Hồng Liên trong lúc chờ đợi ở Hà Tĩnh sốt ruột quá, viết thư ra luôn kêu ca phàn nàn nào là được học Tiếng Nga – tiếng của Lê Nin này kia, nào là được trao chiếc chìa khóa vàng mở ra kho tàng khoa học thế giới này nọ mà giờ để gỉ hoen gỉ hoét thế này à. Đúng là Tru-đờ-nai-a Xut-chờ-ba (số phận đen đủi)!!!
Những tưởng mình may mắn hơn mọi người là thế, nhưng ai học được chữ ngờ. Trường giữ lại 5 người nhưng Bộ Đại học chỉ cho 3 chỉ tiêu. Phải loại ra 2 người, nhà trường chắc cũng phải đắn đo cân nhắc lắm. Thầy Dung, hiệu trưởng, gặp riêng tôi bảo các em thông cảm, trường muốn giữ cả 5 em nhưng chỉ có 3 chỉ tiêu. Bên Bộ Ngoại giao xin 2 chỉ tiêu nhưng họ đòi hỏi cao lắm. “Vâng, em hiểu ạ”. Tôi nghĩ vậy và cay đắng cho cái chiều cao khiêm tốn của mình. “Nếu không, còn lâu mới đến lượt người khác nhé!”. “Thế em có nguyện vọng gì không?” - Thầy Dung tỏ vẻ thông cảm hỏi an ủi, chắc thấy vẻ mặt tôi quá thất vọng. “ Em xin thầy cho em sang trường Tổng hợp để em hoàn thành nốt khóa học hoàn chỉnh đại học ạ”. Tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác. “Em yên tâm. Thầy sẽ bảo Phòng Tổ chức “.
Coi như thế là xong, đinh ninh về Trường Tổng hợp như là điều tất nhiên và thật quá bất ngờ khi nhận quyết định về Đại học Xây dựng. Thực ra với tôi trường nào mà chẳng thế, đều đi dạy tiếng Nga không chuyên thì có khác gì nhau, nhưng được hoàn chỉnh đại học sớm cũng là nguyện vọng rất chính đáng mà tôi thiết tha mong muốn. Ngoài ra, dưới con mắt của tôi, Trường Đại học Tổng hợp là trường danh giá nhất thời bấy giờ. Ngày học phổ thông tôi từng ao ước là sinh viên Tổng hợp nhưng lại được xếp vào Đại học Ngoại ngữ. Giờ được về Đại học Tổng hợp cũng thấy có an ủi đôi chút thay vì không được ở lại trường ĐHNN. Vì thế cầm quyết định về Đại học Xây dựng tôi không khỏi ngỡ ngàng tủi thân. Trước đó tôi biết Tổ chức phân cho Oanh về Xây dựng, vậy mà giờ đây Oanh lại có quyết định về Đại học Tổng hợp. Chẳng hiểu sức mạnh ở đâu ra, tôi mang quyết định trả lại Phòng Tổ chức, kiên quyết đòi về Tổng hợp như thầy Dung đã hứa. Biết là làm khó cho Tổ chức rồi nhưng tôi mặc kệ.
Cuối cùng, chắc do sự can thiệp của thầy hiệu trưởng, tôi có quyết định về Trường Đại học Tổng hợp với một chút ái ngại cho Oanh. Sau này, trong một lần đến họp với Khoa Tiếng Nước Ngoài Trường Đại học Tổng hợp, chú Tính ở Bộ Đại học gặp tôi bảo “Thì ra cháu là người làm khó Tổ chức ĐHNN đây ư? Hồi ấy chú phải lấy cả hai bộ hồ sơ của cháu và Oanh đưa cho trường Tổng hợp chọn và họ chọn cháu đấy” Thì ra là vậy. Tôi đâu có quen biết ai ở Đại học Tổng hợp, chắc do kết quả học tập có phần nhỉnh hơn Oanh chăng.
Tuy vậy, sau này gặp lại Oanh, tôi luôn cảm thấy là người mắc lỗi. Chắc Oanh ghét tôi lắm. Oanh về Xây dựng, sau lại chuyển về Y Thái Bình, cuộc sống bình lặng hay sóng gió, tôi cũng không thật rõ, chỉ luôn thấy như có lỗi với Oanh. Chỉ vì cái tính thẳng băng luôn đòi hỏi công lý trong mọi chuyện nên mới thành ra thế. Như thế chưa chắc đã là tốt. Phải chi chịu chấp nhận một chút có thể còn hay hơn bây giờ ấy chứ. Đời, ai mà biết sẽ xoay chuyển thế nào. May – Không may – Không may – May luôn song hành cùng nhau. Cái tôi tưởng may lại hóa không may. Cái tưởng không may lại hóa may, như kiểu “Tái Ông mất ngựa” ấy. Biết đâu ngày đó tôi về Đại học Xây dựng có khi lại hay hơn về Đại học Tổng hợp không biết chừng. Tỷ dụ như cái việc về Đại học Tổng hợp đâu có yên ổn, xuôi chèo mát mái. Đầu tiên là Khoa Tiếng Nước Ngoài bị xóa sổ khi người ta phá tan Trường Đại học Tổng hợp để lập ra cái gọi là Đại học Quốc gia, người về Đại học Sư phạm Ngoại ngữ nay là Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kẻ về Đại Học Ngoại ngữ nay là Đại học Hà Nội, còn lại về hai Bộ môn Ngoại ngữ của Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Thế đã yên đâu, vẫn sinh viên ấy, vẫn công việc ấy, ở nguyên một chỗ ấy, tôi còn đâu là giảng viên Trường Đại họcTổng hợp hay Khoa học Tự nhiên, giờ chỉ là hợp đồng ngắn hạn cho Khoa Anh, Đại học Ngoại ngữ Hà nội và sinh viên thì hết Đại học tự nhiên lại đến Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Còn đâu Đại học Tổng hợp một thời hoàng kim nữa, còn đâu Khoa Tiếng Nước Ngoài thân yêu nữa. Hết trơ hết trọi, chẳng còn nơi để mà nhớ mà thương mà quay về.
Cả Oanh cũng thế Oanh ơi, Tổng hợp, Xây dựng hay Y Thái Bình đều có nghĩa gì đâu, chỉ là một vòng đời quanh quẩn mà ta hiển hiện để chịu đựng trong cái cõi tạm này. Dẫu chẳng thấy mình sai nhưng vẫn thấy có một cái gì đó không yên trong sâu thẳm con tim. Vậy cho tôi nói một lời xin lỗi muộn màng tới Oanh, Oanh nhé.
Bạn Oanh hàng dưới thứ tư kể từ bên trái |
Mình thời sinh viên nè |
Còn đây là vừa tốt nghiệp về ĐHTH |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét